14.  GIÁO CHỨC:           

 

Chúa Nhật 10/9 tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

ĐTC đã ban huấn từ riêng cho các vị giáo chức trong buổi triều kiến của họ vào ngày Thứ Bảy 9/9 (xin xem đầy đủ bài huấn từ trang 278)

 

 

C

húng ta hiện diện nơi đây để tái cảm nghiệm được năm hồng ân này, trong dịp Mừng Kỷ Niệm của Các Đại Học Đường, một dịp đã khiến anh chị em, những vị viện trưởng, giáo sư, quản trị viên và tuyên úy từ các quốc gia khác nhau, cũng như các con sinh viên thân mến từ khắp nơi trên thế giới, qui tụ lại” (đoạn 1.4).

 

“Phải, Chúa Kitô hướng con người về việc hiểu biết cả Thiên Chúa lẫn chính mình Người. Người, Đấng là sự thật (x Jn 14:6), hướng con người đến sự thật, chạm đến nội tâm họ, nhờ đó chữa lành  mọi khả năng ‘trong nội tâm’ của con người” (đoạn 2.3).

 

“Hỡi quí anh chị em dấn thân tìm tòi và học hỏi thân mến, đối với anh chị em, những lời ấy kêu gọi anh chị em hãy mở tâm linh của mình ra cho sự thật, một sự thật giải thoát! Đồng thời, những lời của Chúa Kitô ấy cũng triệu mời anh chị em hãy trở nên tiếng ‘Ephphatha - hãy mở ra’ này đối với vô số đoàn giới trẻ, hãy trở nên lời làm cho tâm linh mở ra trước mọi khía cạnh của sự thật trong các lãnh vực học hỏi khác nhau này. Theo chiều hướng ấy, việc anh chị em dấn thân hằng ngày trở thành việc theo Chúa Kitô trên con đường phục vụ anh chị em mình trong chân lý của yêu thương” (đoạn 2.4).

 

“Là những học giả và giáo sư mở lòng ra cho Chúa Kitô, ơn gọi của anh chị em là ơn gọi sống và làm chứng một cách hiệu nghiệm cho mối liên hệ giữa những ngành kiến thức riêng với thứ ‘kiến thức’ liên quan đến Thiên Chúa, và cùng với Ngài, liên quan đến cả Lời nhập thể của Ngài và Thần chân lý do Ngài ban cho nữa. Nhờ việc đóng góp của anh chị em mà đại học đường trở thành một nơi ‘Ephphatha – mở ra’, nơi Chúa Kitô, hoạt động trong anh chị em, tiếp tục thực hiện phép lạ mở lỗ tai và môi miệng, mang lại một khả năng mới cho việc lắng nghe và truyền đạt thực sự” (đoạn 3.4).

 

“Việc tự do tìm tòi không việc gì phải sợ cuộc gặp gỡ Chúa Kitô ấy.  Việc gặp gỡ này cũng không làm lư mờ cuộc trao đổi và tôn trọng đối với cá nhân con người ta, vì chân lý Kitô Giáo tự bản chất của mình là những gì chỉ được đề ra chứ không bao giờ áp đặt cả, và, là thứ chân lý chiếm được vị thế khả kính nơi ‘cung thánh lương tâm’ (Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio, 39; Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần Redemptor Hominis, 12; Công Đồng Chung Vaticanô II, Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo Dignitatis Humanae, 3) như là một qui chiếu vững chắc” (đoạn 3.5).

 

“Quí giáo sư và sinh viên thâm mến, đây là ơn gọi của quí vị và của các con, đó là quí vị và các con hãy làm cho đại học đường thành một môi trường, thành một nơi vun trồng kiến thức, một nơi cá nhân con người tìm thấy được một hướng đi cho tương lai, tìm thấy được kiến thức, được hứng khởi để phục vụ xã hội một cách hiệu nghiệm” (đoạn 5.3).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 13/9/2000, trang 1 và 6)